Khởi nghiệp với nguồn vốn dưới 100 triệu đồng đòi hỏi sự sáng tạo và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Trong bài viết này, Retail Hub sẽ giới thiệu các mô hình kinh doanh dưới 100 triệu, những mô hình này phù hợp cho những ai đang tìm cách đầu tư khởi nghiệp hiệu quả với chi phí khiêm tốn.
Mô hình kinh doanh B2B2C – kết nối doanh nghiệp và khách hàng
Mô hình B2B2C là gì?
B2B2C (Business to Business to Customer) là mô hình kết hợp giữa B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp với khách hàng), nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một bên trung gian. Điều này tạo nên một chuỗi cung ứng hiệu quả, giảm thiểu chi phí và mang lại lợi ích cả cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trên thực tế, có rất nhiều hoạt động kinh doanh đang tổ chức theo mô hình B2B2C. Xu hướng chuyển từ mô hình B2B, B2C riêng lẻ sang mô hình B2B2C cũng đang diễn ra một cách nhanh chóng. Ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh B2B2C là các sàn thương mại điện tử trung gian như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee,… hoặc các trang mô hới việc làm. Trong đó, các sàn thương mại điện tử này đóng vai trò như một trung gian (B2) để đưa sản phẩm từ tay chủ cửa hàng (B1) tới tay của người tiêu dùng © (theo dõi hình minh họa phía dưới). Vì thế, với số vốn dưới 100 triệu đồng, bạn có thể tham gia vào mô hình kinh doanh này với tư cách là một nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Điều này giúp cho bạn tận dụng được những tài nguyên sẵn có trên các nền tảng của doanh nghiệp khác.
Ưu điểm của mô hình B2B2C
Mô hình B2B2C giúp giảm thiểu chi phí hoạt động và mở rộng thị trường nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn lực và tận dụng đối tác để phát triển, trong khi vẫn tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời, việc tiếp cận khách hàng qua đối tác trung gian cũng giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Nhược điểm của mô hình B2B2C
Nhược điểm lớn nhất của mô hình B2B2C là xung đột lợi ích. Nếu không có sự thống nhất về giá cả và chiến lược tiếp cận thị trường, giữa các đối tác có thể xảy ra xung đột, ảnh hưởng đến lợi nhuận và thương hiệu. Để giải quyết, các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ và quy trình hợp tác minh bạch với đối tác trung gian.
Mô hình kinh doanh kim tự tháp
Mô hình kinh doanh kim tự tháp là gì?
Mô hình kinh doanh kim tự tháp (hay còn gọi là mô hình kinh doanh đa cấp) là một hình thức tiếp thị mà ở đó lợi nhuận đến từ việc tuyển dụng thêm thành viên vào hệ thống. Thông thường, mô hình này phân chia lợi nhuận theo các tầng, người ở tầng trên sẽ nhận được phần trăm hoa hồng từ doanh số của người ở tầng dưới.
Ví dụ nổi bật là Amway, công ty sử dụng mô hình này để mở rộng kinh doanh sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tuy nhiên, khác với các hình thức kinh doanh bất hợp pháp, Amway tuân thủ quy định pháp lý và duy trì hệ thống quản lý chặt chẽ, mang đến lợi ích bền vững cho người tham gia. Và để đầu tư vào mô hình này, số vốn ban đầu bạn đầu để bạn đầu tư vào không cần quá lớn.
Khi nhắc đến mô hình kinh doanh kim tự tháp hay mô hình kinh doanh đa cấp, nhiều người có sự nhầm lẫn mô hình này với mô hình kinh doanh của Droppii (nền tảng hỗ trợ kinh doanh trực tuyến theo mô hình dropshipping, giúp người bán không cần lưu kho hàng hóa mà có thể bán sản phẩm trực tiếp từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng). Hai mô hình này giống nhau ở chỗ người đầu tư chỉ cần một số vốn khá nhỏ để tham gia và sẽ được hưởng hoa hồng từ sản phẩm mình bán được.
Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình của Droppii và mô hình kinh doanh đa cấp là khác nhau. Trong khi mô hình đa cấp được định hình dựa trên việc tuyển dụng thêm thành viên để mở rộng các cấp thì mô hình Droppii không yêu cầu người tham gia phải tuyển dụng thêm thành viên mới để tạo thu nhập. Thay vào đó, người bán chỉ cần tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng và Droppii sẽ xử lý khâu vận hành, giao hàng và chăm sóc khách hàng.
Ưu điểm của mô hình kinh doanh kim tự tháp
Ưu điểm lớn nhất của mô hình này là khả năng tạo ra dòng tiền ổn định mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí vận hành. Bằng cách sử dụng đội ngũ bán hàng theo mô hình tầng bậc, doanh nghiệp có thể phát triển nhanh mà không phải chi trả lương cố định cho đội ngũ nhân viên bán hàng. Đây là lý do mà nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn mô hình kim tự tháp để khởi nghiệp nếu có chi phí dưới 100 triệu.
Nhược điểm của mô hình kinh doanh kim tự tháp
Tuy nhiên, mô hình kim tự tháp cũng tiềm ẩn rủi ro nếu không có sự tăng trưởng ổn định về lượng thành viên. Nếu không thể duy trì việc tuyển dụng thành viên mới, hệ thống sẽ sụp đổ và các thành viên ở các tầng dưới có thể chịu thiệt hại lớn về lợi nhuận. Do đó, khi tham gia hoặc triển khai mô hình này, các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý để tránh tình trạng gian lận.
Mô hình nhượng quyền thương hiệu – tận dụng thương hiệu có sẵn
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, hệ thống, và quy trình kinh doanh của mình. Điều này giúp người mới khởi nghiệp tiếp cận nhanh với một thương hiệu uy tín và được thị trường công nhận, đồng thời giảm thiểu rủi ro thất bại.
Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể đầu tư vào mô hình nhượng quyền thương hiệu của Bánh Mì Khói, với chi phí đầu tư ban đầu là hơn 19 triệu đồng. Chi phí này là chi phí nhượng quyền cho một xe đẩy Bánh Mì Khói, bao gồm cả chi phí training, chi phí marketing và hỗ trợ vận hành trong ngày khai trương. Với chi phí nhỏ như vậy, nhưng nếu mô hình kinh doanh dưới 100 triệu đồng này đi vào hoạt động hiệu quả, chỉ sau 1-2 tháng bạn đã có thể thu hồi vốn ban đầu bỏ ra.
Ưu điểm của mô hình nhượng quyền thương hiệu
Mô hình này rất phù hợp với những người muốn khởi nghiệp nhưng lại thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Việc sử dụng thương hiệu có sẵn và hệ thống vận hành được chuẩn hóa giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và nhanh chóng đạt được doanh thu. Ngoài ra, nhà đầu tư còn có cơ hội tiếp cận với đội ngũ chuyên gia của bên nhượng quyền để được hỗ trợ và đào tạo. Bên cạnh đó, nếu bạn biết lựa chọn mua nhượng quyền thương hiệu phù hợp với khả năng của mình và có nhiều tiềm năng phát triển như Bánh Mì Khói, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được số vốn ít ỏi của mình với tỷ lệ rủi ro khi đầu tư là thấp nhất.
Đọc thêm: 3 case nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới
Nhược điểm của mô hình nhượng quyền thương hiệu
Một trong những thách thức chính của nhượng quyền thương hiệu là sự phụ thuộc vào chính sách quản lý của bên nhượng quyền. Nếu không có sự đồng thuận và thống nhất về các tiêu chí quản lý giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, nhà đầu tư có thể gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành, đặc biệt là khi muốn điều chỉnh quy trình để phù hợp hơn với thị trường địa phương. Đây chính là lý do vì sao sự hỗ trợ từ các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp như Retail Hub trở nên vô cùng cần thiết.
Retail Hub không chỉ giúp đảm bảo tính nhất quán trong quản lý mà còn cung cấp các chiến lược nhượng quyền bài bản và ổn định. Với kinh nghiệm tư vấn nhiều thương hiệu lớn, Retail Hub có thể giúp nhà đầu tư xây dựng nền tảng vững chắc, hạn chế rủi ro xung đột và đảm bảo quá trình nhượng quyền diễn ra thuận lợi hơn.
Kết luận
Nếu bạn đang muốn bắt đầu hành trình kinh doanh của mình với những mô hình mới đầy tiềm năng, hãy cân nhắc kỹ từng mô hình trên để lựa chọn phù hợp nhất với ngân sách và mục tiêu của bạn. Đặc biệt với những người bắt đầu đầu tư kinh doanh với số vốn nhỏ, bạn cần có những bước tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đầu tư. Hiểu được điều này, Retail Hub có những khóa học phù hợp cho bạn trang bị kiến thức trước khi bước vào con đường kinh doanh.
Retail Hub – Nơi sẻ chia, kết nối và đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường nhân chuỗi cửa hàng.
Chúng tôi luôn đồng hành trên hành trình phát triển mô hình nhượng quyền cùng quý doanh nghiệp. Liên hệ ngay với Retail Hub để được tư vấn miễn phí!
Nếu bạn cần chuyên gia Phùng Thanh Ngọc tư vấn hoặc khám bệnh về chuỗi của bạn, vui lòng đặt lịch tại đây hoặc điền form dưới đây để được hỗ trợ: