Nhượng quyền thương hiệu: Những điều cần biết năm 2024

Ngày nay, mô hình nhượng quyền thương hiệu trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi, giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công trong kinh doanh.

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, nhượng quyền thương hiệu đã trở thành một hình thức đầu tư phổ biến, mang lại cơ hội lớn cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về mô hình này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt đầy đủ thông tin về nhượng quyền thương hiệu, từ khái niệm cơ bản đến cách chọn lựa thương hiệu phù hợp, cùng lý do tại sao Retail Hub là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực này.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (franchising) là hình thức hợp tác kinh doanh mà bên nhận quyền (franchisee) được quyền sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh và hệ thống quản lý từ bên nhượng quyền (franchisor). Đổi lại, bên nhận quyền cần trả các khoản phí nhượng quyền và duy trì hoạt động theo tiêu chuẩn mà bên nhượng quyền đề ra.

Hình thức này không chỉ giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường một cách nhanh chóng mà còn mang lại cơ hội cho nhà đầu tư khởi nghiệp với mức rủi ro thấp hơn so với việc xây dựng một thương hiệu từ đầu.

4 loại nhượng quyền thương hiệu thường gặp

Có 4 loại nhượng quyền thương hiệu thường gặp.
Có 4 loại nhượng quyền thương hiệu thường gặp.

Nhượng quyền thương hiệu toàn phần (Full business format franchise)

Đây là hình thức nhượng quyền trong đó nhà nhượng quyền cung cấp cho nhà nhận nhượng quyền toàn bộ hệ thống kinh doanh từ mô hình vận hành, thương hiệu, đến hệ thống quản lý, hỗ trợ marketing và đào tạo. Nhà nhận nhượng quyền chỉ cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà nhượng quyền để vận hành.

Nhượng quyền thương hiệu không toàn phần (Non-business format franchise)

Hình thức nhượng quyền này tập trung chủ yếu vào sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhà nhận nhượng quyền có quyền bán các sản phẩm của thương hiệu nhượng quyền, nhưng không cần tuân theo toàn bộ quy trình vận hành. Ví dụ, các cửa hàng bán sản phẩm hoặc thực phẩm độc quyền từ một thương hiệu mà không cần sử dụng hệ thống quản lý của họ.

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)

Trong hình thức này, nhà nhượng quyền không chỉ bán quyền sử dụng thương hiệu mà còn tham gia trực tiếp vào việc quản lý cửa hàng. Nhà nhượng quyền có thể cử một đội ngũ quản lý để hỗ trợ vận hành, đồng thời đảm bảo chất lượng và quy trình kinh doanh.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Đây là mô hình nhượng quyền mà trong đó nhà nhượng quyền và nhà nhận nhượng quyền cùng đầu tư vốn và chia sẻ lợi nhuận. Mô hình này giúp cả hai bên kiểm soát tốt hơn chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.

Tại sao ngày càng có nhiều thương hiệu nhượng quyền?

Ngày nay, mô hình nhượng quyền thương hiệu trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi, giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công trong kinh doanh.
Ngày nay, mô hình nhượng quyền thương hiệu trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi, giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công trong kinh doanh.

Giảm rủi ro kinh doanh là một trong những lý do quan trọng khiến nhượng quyền thương hiệu thu hút nhiều nhà đầu tư. Các thương hiệu này thường đã trải qua nhiều thử nghiệm và điều chỉnh để hoàn thiện mô hình kinh doanh, từ cách bố trí cửa hàng, quy trình phục vụ đến hệ thống quản lý.

Thương hiệu sẵn có là yếu tố thứ hai làm cho nhượng quyền trở nên hấp dẫn. Khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ đã biết và tin tưởng, từ đó giúp cửa hàng mới dễ dàng thu hút khách hàng hơn.

Tiết kiệm chi phí phát triển mô hình cũng là một lợi ích nổi bật khi đầu tư vào nhượng quyền. Trong mô hình nhượng quyền, các quy trình từ vận hành, kiểm soát chất lượng đến quản lý chuỗi cung ứng đã được thương hiệu nhượng quyền chuẩn hóa. Điều này đặc biệt hữu ích trong các ngành có yêu cầu cao về quy trình, chất lượng và tính nhất quán như F&B, bán lẻ, và dịch vụ.

Các thành phần tham gia nhượng quyền thương hiệu

Bên nhượng quyền thương hiệu (Franchisor)

Bên nhượng quyền là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu thương hiệu, sản phẩm, và mô hình kinh doanh thành công. Đây là bên cung cấp quyền sử dụng thương hiệu cho bên nhận quyền.

Vai trò và trách nhiệm của bên nhượng quyền (Franchisor)

  • Cung cấp hệ thống kinh doanh: Bao gồm thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, quy trình vận hành chuẩn hóa.
  • Đào tạo và hỗ trợ: Cung cấp tài liệu hướng dẫn, chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.
  • Giám sát chất lượng: Đảm bảo tất cả cửa hàng duy trì chất lượng và dịch vụ đồng nhất.

Bên nhận nhượng quyền thương hiệu (Franchisee)

Bên nhận nhượng quyền là cá nhân hoặc tổ chức đầu tư, vận hành các cơ sở kinh doanh dựa trên thương hiệu và mô hình của bên nhượng quyền.

Vai trò và trách nhiệm của bên nhận nhượng quyền (Franchisee)

  • Vận hành cửa hàng: Theo tiêu chuẩn thương hiệu, từ thiết kế, dịch vụ đến sản phẩm.
  • Đóng phí: Gồm phí nhượng quyền ban đầu và phí vận hành định kỳ.
  • Tuân thủ quy định: Cam kết tuân theo các yêu cầu về chất lượng và thương hiệu.

Các bên khác tham gia nhượng quyền thương hiệu

  • Chuyên gia tư vấn: Những tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn nhượng quyền như Retail Hub, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và định hướng đầu tư.
  • Đơn vị đánh giá giá trị thương hiệu: Đảm bảo thương hiệu đáng tin cậy và phù hợp với nhà đầu tư.

Cách lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp

Quá trình lựa chọn thương hiệu không chỉ là việc tìm một cơ hội kinh doanh phù hợp mà còn đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng về tài chính, thị trường và hợp đồng. Việc đầu tư thời gian và công sức để phân tích kỹ càng sẽ giúp bạn tránh rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận trong tương lai.

Xác định rõ tài chính khi: 

Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức đầu tư đòi hỏi số vốn ban đầu lớn, không chỉ để trả phí nhượng quyền mà còn chi trả các chi phí vận hành như thuê mặt bằng, nhân sự, trang thiết bị, và nguyên liệu. Hiểu rõ tài chính giúp bạn tránh rủi ro khi đầu tư quá sức hoặc chọn thương hiệu không phù hợp với khả năng chi trả. Hãy xác định số vốn bạn có thể đầu tư và ước tính thời gian hoàn vốn. Theo các báo cáo, chi phí nhượng quyền tại Việt Nam dao động từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng, tùy thuộc vào thương hiệu.

Xác định ngành nghề phù hợp

Chọn ngành nghề vực dựa trên sở trường:

Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B, hãy ưu tiên các thương hiệu cà phê, trà sữa, hoặc nhà hàng. Hiểu biết sẵn có sẽ giúp bạn quản lý vận hành hiệu quả hơn.

Nếu bạn yêu thích giáo dục hoặc công nghệ, các thương hiệu đào tạo kỹ năng hoặc startup công nghệ sẽ phù hợp hơn.

Chọn ngành nghề dựa theo xu hướng thị trường:

Theo thống kê, lĩnh vực F&B hiện chiếm 60% tổng số thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam, vì đây là ngành có nhu cầu tiêu thụ cao và tiềm năng phát triển mạnh.

Ngoài F&B, các lĩnh vực như bán lẻ, giáo dục, và chăm sóc sức khỏe cũng đang tăng trưởng, phù hợp với những nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục kinh doanh.

Nghiên cứu thương hiệu trước khi đầu tư nhượng quyền

Kiểm tra qua báo cáo tài chính, phản hồi từ khách hàng, và kết quả kinh doanh của các cửa hàng nhượng quyền hiện tại là một trong những điều quan trọng khi lựa chọn thương hiệu để đầu tư.

Nghiên cứu uy tín thương hiệu: 

Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng để đánh giá sức khỏe kinh doanh của thương hiệu. Hãy xem xét các chỉ số như doanh thu, lợi nhuận, và tăng trưởng qua các năm. Một thương hiệu có doanh thu ổn định hoặc tăng trưởng đều đặn chứng tỏ khả năng sinh lời tốt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ các franchisee hiện có để hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn khi hợp tác với thương hiệu. Ví dụ, bạn có thể đặt ra những câu hỏi cho franchisee hiện tại về thương hiệu họ đang nhượng quyền như là: 

  • Họ có nhận được đủ sự hỗ trợ từ franchisor không?
  • Hệ thống quản lý có hiệu quả không?

Nghiên cứu sự hỗ trợ từ franchisor

Một franchisor chuyên nghiệp thường cung cấp các chương trình đào tạo toàn diện từ khâu vận hành, marketing đến quản lý nhân sự. Điều này giúp bạn nhanh chóng làm quen và bắt đầu kinh doanh.

Bạn cũng nên đánh giá xem thương hiệu có chiến lược quảng bá mạnh mẽ và đồng bộ không. Các thương hiệu lớn như KFC hay Highlands Coffee thường có chiến dịch marketing quy mô lớn giúp thu hút khách hàng nhanh chóng.

Có thể thấy, các franchisor uy tín thường cung cấp tài liệu hướng dẫn, kiểm tra định kỳ, và hỗ trợ kịp thời khi bạn gặp khó khăn trong quản lý cửa hàng.

Tại sao nên chọn Retail Hub khi bắt đầu hành trình nhượng quyền thương hiệu?

Kinh nghiệm chuyên sâu

Với hơn 5 năm hoạt động, đội ngũ chuyên gia của Retail Hub đã giúp hàng chục nhà đầu tư lựa chọn và vận hành thành công thương hiệu nhượng quyền. Retail Hub không chỉ hỗ trợ nghiên cứu thị trường mà còn đảm bảo mọi thương vụ được tối ưu hóa về lợi nhuận và rủi ro.

Những case nhượng quyền thành công của Retail Hub

Một số dự án nhượng quyền thành công tiêu biểu do Retail Hub tư vấn:

  • Chả cá lăng Thung Cấm
  • LooknLook
  • Bánh Mì Khói 
  • Cửa hàng ăn vặt Chiaaa!

Nhượng quyền thương hiệu không chỉ là cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà còn là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần lựa chọn đúng đối tác và thương hiệu. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư an toàn và hiệu quả, Retail Hub chính là người đồng hành lý tưởng, mang lại sự chuyên nghiệp và lợi ích tối đa. 

Retail Hub – Nơi sẻ chia, kết nối và đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường nhân chuỗi cửa hàng.

Nếu bạn cần chuyên gia Phùng Thanh Ngọc tư vấn hoặc khám bệnh về chuỗi của bạn, vui lòng đặt lịch tại đây hoặc điền form dưới đây để được hỗ trợ:

    Gọi ngay
    Gọi ngay