Các vấn đề tài chính khi kinh doanh nhượng quyền của nhà đầu tư

Khi triển khai nhượng quyền chúng ta có 2 vai trò trong khía cạnh tài chính là người bán nhượng quyền (người nhượng quyền) và người mua nhượng quyền (người nhận quyền). Phần đầu tiên này chúng ta sẽ tiếp cận dưới góc độ tài chính của người mua (người nhận quyền). 

Vì việc mua nhượng quyền cũng là việc đầu tư nên chúng ta hãy tiếp cận việc nhượng quyền dưới góc độ đầu tư.

Hãy nói về khái niệm Kim tứ đồ mà tác giả của cuốn sách nổi tiếng Dạy con làm giàu – Robert Kiyosaki. Tác giả có đề cập đến 4 nhóm người dưới góc độ đầu tư tài chính, việc mua và kinh doanh một thương hiệu nhượng quyền cũng giống đầu tư vào một cơ hội kinh doanh. 

  1. Nhóm người làm thuê (Employee): một người đang có công việc làm thuê cho công ty, cơ quan nào đó.
  2. Nhóm người làm chủ kinh doanh (Self-Employed): mở hoặc nhượng quyền một cửa hàng, trực tiếp tham gia vận hành cửa hàng (có thể tuyển nhân viên nhưng nếu người chủ vắng mặt thì công việc kinh doanh hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng).
  3. Nhóm người làm chủ (Business Owner): mua nhượng quyền thương hiệu, chỉ tham gia vào công tác quản lý, có thể điều hành từ xa, có thuê tuyển nhân sự vận hành. 
  4. Nhóm nhà đầu tư (Investor): đầu tư nhượng quyền thương hiệu, không tham gia vào công tác điều hành và quản lý.
Kim tứ đồ mà tác giả của cuốn sách nổi tiếng Dạy con làm giàu - Robert Kiyosaki
Kim tứ đồ mà tác giả của cuốn sách nổi tiếng Dạy con làm giàu – Robert Kiyosaki

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu việc nhượng quyền dưới góc độ của đầu tư với vai trò của 4 nhóm người kể trên.

Trước khi đi vào nội dung bài viết, bạn hãy thử trả lời 2 câu hỏi:

Câu 1: Bạn thuộc nhóm số mấy?
Trả lời: Số 1: Người làm thuê
Số 2: Người làm tự doanh (tự kinh doanh không có hệ thống)
Số 3: Người làm chủ (sở hữu hệ thống kinh doanh không phụ thuộc vào chủ DN)
Số 4: Nhà đầu tư 
Câu 2: Bạn đang muốn trở thành người ở nhóm số mấy?
Trả lời:

Khi tìm đọc bài viết này chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến việc kinh doanh và có thể bạn đang băn khoăn về việc mua nhượng quyền một mô hình kinh doanh nào đó. Bạn cũng muốn sử dụng đồng vốn của mình hiệu quả và giảm bớt rủi ro khi mua nhượng quyền. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm gợi ý để nhìn rõ bức tranh tài chính và có thêm công cụ giúp bạn kinh doanh hiệu quả, bền vững hơn.

Kinh doanh nhượng quyền có thể đem đến nhiều lợi ích và cơ hội cho các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không cần vốn khủng mà vẫn có thể nhân chuỗi hoặc kinh doanh dựa trên điểm mạnh của mình.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể giải được bài toán tài chính và phát triển ổn định. Tuy người mua nhượng quyền không cần quá nhiều vốn để kinh doanh nhưng cũng cần đầu tư ban đầu, có các hiểu biết về tài chính để kiểm soát hoạt động kinh doanh.

Trong quá trình tư vấn cho các cá nhân và tổ chức, Retail Hub thấy điểm chung của các đơn vị muốn mua nhượng quyền chính là thiếu vốn, thiếu kỹ năng quản lý tài chínhchưa biết cách để tiền đẻ ra tiền. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề này kèm gợi ý quản lý tài chính dành cho bên mua nhượng quyền.

Tài chính khi kinh doanh nhượng quyền bao nhiêu là đủ?

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc mình cần có bao nhiêu tiền để có thể bắt đầu kinh doanh nhượng quyền?
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc mình cần có bao nhiêu tiền để có thể bắt đầu kinh doanh nhượng quyền?

Trước tiên, muốn kinh doanh nhượng quyền chúng ta cần số vốn đầu tư ban đầu. Chắc hẳn bạn đang thắc mắc mình cần có bao nhiêu tiền để có thể bắt đầu kinh doanh?

Điều này còn phụ thuộc vào ngân sách bạn có, định hướng kinh doanh, thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Tức là trước khi lựa chọn mô hình và ngành nghề định kinh doanh, chúng ta cần khảo sát thực tế, biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.

Quan sát trên thị trường và thực tế triển khai ở các đơn vị, Retail Hub nhận định có 3 hình thức chính:  

1. Đầu tư kiot nhỏ và xe đẩy 

Mô hình kinh doanh này cần khoảng vài triệu, vài chục triệu hoặc trên dưới 100 triệu đồng. Thường chủ mô hình có tham gia trực tiếp vào vận hành một thời gian sau đó thuê tuyển người làm để mình tập trung quản lý. Có thể huy động người nhà theo kiểu lấy công làm lãi, có khả năng nhân rộng và thường tập trung vào tính tiện lợi cho khách hàng.

Ví dụ mô hình bánh mì Khói.

2. Mô hình cửa hàng nhỏ

Mô hình này thường cần đầu tư 300-500 triệu đồng. Thường có sự cạnh tranh rất mạnh nên cần tạo ra điểm khác biệt nổi trội để thu hút khách hàng.

Ví dụ mô hình trà sữa Tea La Tea.

3. Các mô hình cửa hàng hoặc nhà hàng, cửa hàng lớn

Mô hình này cần đầu tư từ 800 triệu đến trên 1 tỷ đồng. Thường là kiểu nhà hàng, quán cafe, siêu thị bán hàng tổng hợp. Các mô hình này đòi hỏi kỹ năng quản lý, vận hành nhà hàng. Nếu việc vận hành kém sẽ dẫn đến không đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng và khó tồn tại được.

Ví dụ mô hình chả cá Thung Cấm, mô hình siêu thị đồng giá Look & Look

Đó là gợi ý 3 hình thức phổ biến hiện nay và chi phí tương ứng mà bạn có thể tham khảo. Tùy tình hình tài chính và định hướng phát triển mà bạn có thể chọn nhượng quyền mô hình cửa hàng thế nào, mức vốn đầu tư bao nhiêu và kỳ vọng lợi nhuận ra sao. 

Là nhà đầu tư (bên mua nhượng quyền) thì bạn có thể cân nhắc các con số này để lên kế hoạch kinh doanh và sử dụng hiệu quả số vốn của mình.

Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì chúng ta cần có để kinh doanh và duy trì hoạt động. Số vốn ban đầu chỉ là một phần thôi, trong quá trình hoạt động, luôn cần thêm tiền để mở rộng sản xuất, thúc đẩy bán hàng, nhập hàng mới … mà trong giai đoạn đầu có thể doanh thu chưa ổn định, tiền chưa về kịp để quay vòng. 

“Bạn cần chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các nguồn lực cho cuộc đua dài hơi. Tránh trường hợp khi đầu tư đến cửa hàng thứ ba thì hụt hơi, phát hiện mình thiếu nguồn lực nghiêm trọng, hết nhiên liệu và cỗ máy sẽ đột ngột dừng lại ngay trước vạch đích”. Anh Ngọc nói trong cuốn sách Nhân chuỗi cửa hàng – một cuốn sách đầu tiên về kinh doanh Nhân chuỗi bán lẻ tại Việt Nam.

Theo thống kê, có tới 90% doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam thất bại trong 1 – 2 năm đầu tiên. Bên cạnh đó, nguyên nhân thường gặp nhất liên quan đến vốn và quản lý tài chính. Để tránh khỏi xu hướng này, các khách hàng của Retail Hub đều được tư vấn trước về các nguy cơ và vấn đề tài chính thường gặp từ đó rút ra kinh nghiệm và có bài học áp dụng phù hợp. 

Các vấn đề tài chính khi kinh doanh nhượng quyền thường gặp

Với người mua nhượng quyền, có 5 vấn đề tài chính thường gặp là:

5 vấn đề tài chính khi kinh doanh của người mua nhượng quyền

1. Muốn đầu tư kinh doanh nhưng vốn vỏng

2. Tiền quay vòng chậm nên dễ nản

3. Quản lý dòng tiền chưa hiệu quả

4. Sử dụng tiền doanh thu không đúng mục đích

5. Chưa biết thu chi hợp lý.

Khi không hiểu các tư duy về tài chính việc lựa chọn mô hình phù hợp với nguồn lực và mong muốn của cá nhân nhân có thể sai. Ví dụ như:

  • Lựa chọn mô hình cần sự tham gia nhiều của cá nhân trực tiếp vận hành quản lý cửa hàng mà kỳ vọng chỉ cần đầu tư tài chính, không cần tham gia vận hành.
  • Lựa chọn mô hình cần có chuyên môn sâu, nhưng lại chưa am hiểu về ngành kinh doanh.
  • Lựa chọn mô hình đầu tư lớn nhưng muốn sinh lời nhanh và không bền vững.
  • Muốn sở hữu hệ thống nhưng lại không đánh giá được mô hình đã hoàn thiện hệ thống kinh doanh hay chỉ là mô hình theo trend sản phẩm.

Nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung này.

Chuẩn bị vốn và các nguồn lực cần thiết

Là người mua nhượng quyền, bạn bắt gặp một mẩu quảng cáo rằng chỉ cần X triệu đồng là có thể sở hữu cửa hàng nhượng quyền. Bạn tưởng rằng đó là tất cả những gì mình cần bỏ ra để kinh doanh? Cũng không ít người lầm tưởng như bạn. Thực tế chúng ta cần nhiều hơn thế. 

Ví dụ muốn đầu tư một xe bánh mì Khói, bạn không chỉ cần tiền mua nhượng quyền xe bánh mì mà còn cần mua nguyên liệu làm bánh, thuê nhân công nếu một mình bạn không làm kịp, thuê địa điểm, chạy chương trình ưu đãi…

Kinh nghiệm ở đây là bạn cần tìm hiểu rõ gói nhượng quyền, các khoản mục cần có để bắt đầu kinh doanh, lựa chọn mô hình phù hợp ngân sách và kinh nghiệm của mình. Việc này giúp bạn chuẩn bị tài chính đầy đủ hơn và tránh việc đi được nửa đường đã hết xăng. 

Ngoài ra, bạn cũng nên có thêm một số tiền để trả các chi phí hàng ngày phòng khi tiền chưa kịp quay vòng hoặc tình hình kinh doanh giai đoạn đầu chưa thuận lợi. 

Gợi ý này đã có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề số 1. Còn 4 vấn đề còn lại là xoay quanh việc chúng ta lên kế hoạch kinh doanh, quản lý dòng tiền và thúc đẩy bán hàng.

Đọc thêm bài viết: Dòng tiền và 5 bước để quản lý tài chính và kinh doanh nhượng quyền có lãi

Retail Hub – Nơi sẻ chia, kết nối và đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường nhân chuỗi!

Nếu bạn cần chuyên gia Phùng Thanh Ngọc tư vấn hoặc khám bệnh về chuỗi của bạn, vui lòng đặt lịch tại đây hoặc điền form dưới đây để được hỗ trợ:

    Gọi ngay
    Gọi ngay