So sánh lịch sử hình thành và phát triển của Starbucks và Chagee. Cuộc đua nhượng quyền đầy thú vị sắp bắt đầu

Logo của hai thương hiệu Chagee và Starbucks có nhiều nét tương đồng

Thị trường đồ uống Việt Nam đang chuẩn bị đón nhận làn gió mới khi Chagee – thương hiệu trà sữa đình đám của Trung Quốc, rục rịch thâm nhập. Liệu Chagee có sử dụng chiến lược theo sát ông lớn Starbucks cực thành công của Chagee ở Trung Quốc tại Việt Nam? Cuộc chạm trán giữa hai thương hiệu này tại thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc đua đầy kịch tính. Hãy cùng phân tích lịch sử phát triển của Starbucks và Chagee để hiểu hơn về bối cảnh cạnh tranh và cơ hội đầu tư nhượng quyền của hai thương hiệu này tại Việt Nam.

Lịch sử hình thành và phát triển của Starbucks

Sự ra đời và phát triển toàn cầu của Starbucks

Starbucks được sáng lập vào năm 1971 tại Seattle, Washington, bởi ba nhà sáng lập Jerry Baldwin, Zev Siegl và Gordon Bowker. Ban đầu, thương hiệu tập trung vào bán hạt cà phê rang xay. Đến năm 1982, khi Howard Schultz gia nhập, Starbucks có một bước ngoặt lớn. Schultz lấy cảm hứng từ văn hóa quán cà phê Ý, biến Starbucks từ nhà bán lẻ cà phê trở thành chuỗi quán cà phê toàn cầu.

Từ thập niên 1990, Starbucks mở rộng nhanh chóng trên toàn thế giới, với hàng ngàn cửa hàng tại Mỹ và quốc tế. Hiện nay, Starbucks không chỉ là một chuỗi cà phê mà còn là biểu tượng của trải nghiệm văn hóa cà phê. Thương hiệu đã đạt được thành công lớn nhờ kết hợp giữa sản phẩm chất lượng cao, thiết kế không gian tinh tế, và trải nghiệm khách hàng vượt trội.

Ít ai biết rằng mô hình kinh doanh của Starbucks ngày nay dựa rất nhiều vào công nghệ.
Ít ai biết rằng mô hình kinh doanh của Starbucks ngày nay dựa rất nhiều vào công nghệ.

Starbucks tại Việt Nam

Gia nhập Việt Nam năm 2013, Starbucks đối mặt với thách thức từ văn hóa cà phê đặc trưng của người Việt. Tuy nhiên, thương hiệu đã khéo léo điều chỉnh bằng cách đa dạng hóa sản phẩm như cà phê Việt Nam, trà, và các loại thức uống sáng tạo. Starbucks nhanh chóng thu hút khách hàng trẻ nhờ không gian hiện đại, tiện nghi, phù hợp cho làm việc và gặp gỡ bạn bè.

Ngoài ra, Starbucks còn áp dụng chiến lược công nghệ cao với ứng dụng đặt hàng trực tuyến và chương trình khách hàng thân thiết. Điều này giúp thương hiệu không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn mở rộng thị phần giữa sự cạnh tranh khốc liệt từ Highlands Coffee, Phúc Long và nhiều thương hiệu quốc tế khác.

3 điều ít ai biết về mô hình kinh doanh của Starbucks

Ý nghĩa logo Starbucks

Logo Starbucks lấy hình tượng nàng tiên cá hai đuôi, đại diện cho sự quyến rũ, huyền bí và toàn cầu hóa. Ý tưởng này gắn liền với nguồn gốc ven biển Seattle, nhấn mạnh vào chất lượng và sự độc đáo của sản phẩm. Qua các lần thay đổi, logo ngày càng tinh giản và hiện đại hơn, nhưng vẫn giữ lại nét đặc trưng.

Lịch sử hình thành và phát triển của Chagee

Nếu Starbucks được là chuỗi đồ uống nổi tiếng thế giới với sản phẩm chính từ cà phê thì Chagee cũng đang hướng đến vị trí tương tự với sản phẩm chính từ trà - một đặc sản truyền thống của Trung Quốc.
Nếu Starbucks được là chuỗi đồ uống nổi tiếng thế giới với sản phẩm chính từ cà phê thì Chagee cũng đang hướng đến vị trí tương tự với sản phẩm chính từ trà – một đặc sản truyền thống của Trung Quốc.

Nguồn gốc và tầm nhìn quốc tế của Chagee

Chagee được sáng lập bởi Zhang Junjie, người bắt đầu sự nghiệp ở tuổi 17 với những công việc nhỏ tại các quán trà sữa. Với đam mê mang trà Trung Hoa ra thế giới, Zhang đã sáng lập Chagee – thương hiệu kết hợp giữa văn hóa Kinh kịch và hương vị trà truyền thống.

Chagee ra mắt với mục tiêu tạo nên một trải nghiệm thưởng thức trà tinh tế, khác biệt hoàn toàn với các thương hiệu trà sữa thông thường. Thành công của Chagee thể hiện rõ rệt qua tốc độ phát triển nhanh chóng: từ 1.000 cửa hàng vào năm 2022 lên hơn 4.500 cửa hàng vào giữa năm 2024.

Chiến lược mở rộng tại Việt Nam

Thông tin Chagee tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam đã gây chú ý lớn. Đặc biệt, với biệt danh như “Trà sữa Dior” hay “Trà sữa kinh kịch,” Chagee nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ và yêu thích trải nghiệm độc đáo. Với những thành công ở một số quốc gia khác như Malaysia, Singapore của Chagee, thương hiệu này mang đến nhiều sự háo hức cho nhà đầu tư khi chuẩn bị tiến vào thị trường Việt Nam. Đồng thời, chiến lược mở cửa hàng gần Starbucks, từng được áp dụng thành công tại Trung Quốc, nếu được áp dụng tại thị trường Việt Nam sẽ là yếu tố giúp Chagee sẵn sàng tạo nên sự bùng nổ tại thị trường đồ uống nước ta.

Ý nghĩa logo Chagee

Logo của Chagee được lấy cảm hứng từ vở kịch truyền thống Trung Quốc Bá Vương Biệt Cơ (霸王茶姬), với thiết kế dựa trên hình ảnh của một diễn viên kịch Hoa Đan (花旦). Điều này phản ánh sự kết hợp giữa văn hóa trà truyền thống và sự hiện đại hóa trong phong cách của Chagee, mang lại một hình ảnh vừa tinh tế vừa đậm đà bản sắc văn hóa.

Những hình ảnh trên bao bì của Chagee tập trung vào hình ảnh lá trà và màu sắc xanh, nâu – tượng trưng cho sự tự nhiên và chất lượng. Thiết kế này kết hợp giữa nét hiện đại và giá trị truyền thống, phù hợp với định vị thương hiệu cao cấp mà Chagee theo đuổi.

So sánh logo Starbucks và Chagee

Logo của hai thương hiệu Chagee và Starbucks có nhiều nét tương đồng
Logo của hai thương hiệu Chagee và Starbucks có nhiều nét tương đồng
  • Màu sắc: Starbucks chọn màu xanh lá cây tạo cảm giác tươi mới, trong khi Chagee sử dụng màu đỏ để truyền tải sự nhiệt huyết.
  • Biểu tượng: Starbucks sử dụng hình tượng nàng tiên cá để nhấn mạnh tính quốc tế, còn Chagee dùng hình ảnh của một diễn viên kịch để giữ gìn bản sắc văn hóa.
  • Định vị thương hiệu: Starbucks gắn với trải nghiệm cà phê toàn cầu, trong khi Chagee tập trung vào trà sữa cao cấp mang đậm dấu ấn văn hóa Trung Hoa.

Sự “rượt đuổi” thú vị tại thị trường Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Chagee đã áp dụng chiến lược “sát cánh” Starbucks, đặt các cửa hàng ngay gần đối thủ.

Lợi ích của chiến lược này

Tăng nhận diện thương hiệu: Chagee tận dụng sự nổi tiếng của Starbucks để thu hút sự chú ý từ khách hàng, đặc biệt là những người đã quen thuộc với chuỗi cửa hàng này. Việc hiện diện gần Starbucks giúp Chagee được “kéo” vào sự nhận diện của công chúng.

Tận dụng tệp khách hàng sẵn có: Starbucks sở hữu một lượng khách hàng trung thành lớn. Việc đặt cửa hàng cạnh Starbucks giúp Chagee tiếp cận những khách hàng này và biến họ thành đối tượng tiềm năng thông qua việc cung cấp sự thay thế hoặc bổ sung cho lựa chọn cũ của họ.

Khẳng định vị thế: Khi Chagee đặt cửa hàng cạnh Starbucks, đây không chỉ là hành động cạnh tranh trực tiếp mà còn là cách để thương hiệu khẳng định sự tự tin về chất lượng sản phẩm của mình. Điều này cho thấy Chagee sẵn sàng cạnh tranh với một tên tuổi lớn và có uy tín, từ đó tạo dựng niềm tin với khách hàng về sự đáng tin cậy và chất lượng.

Kết quả

Chiến lược này không chỉ giúp Chagee tăng doanh số mà còn tạo nên làn sóng truyền thông mạnh mẽ, khiến thương hiệu nhanh chóng trở thành cái tên được nhắc đến nhiều tại Trung Quốc.

Cơ hội đầu tư nhượng quyền Chagee tại Việt Nam

Retail Hub đã liên hệ với Chagee và nhận được thông tin về chính sách nhượng quyền chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Hãng cho biết tại thị trường Việt Nam, Chagee sẽ tự mở cửa hàng và hiện đang tuyển dụng nhân sự, có thể sẽ sớm triển khai các cửa hàng.

Kết luận

Starbucks và Chagee đều đại diện cho hai phân khúc đồ uống hấp dẫn: cà phê và trà. Với sự khác biệt trong chiến lược và định vị, cả hai thương hiệu hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc đua thú vị tại Việt Nam. Nếu bạn đang cân nhắc đầu tư nhượng quyền, hãy liên hệ Retail Hub để nhận tư vấn chi tiết và đồng hành trong hành trình phát triển kinh doanh của bạn.

Retail Hub – Nơi sẻ chia, kết nối và đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường nhân chuỗi cửa hàng.

Nếu bạn cần chuyên gia Phùng Thanh Ngọc tư vấn hoặc khám bệnh về chuỗi của bạn, vui lòng đặt lịch tại đây hoặc điền form dưới đây để được hỗ trợ:

    Gọi ngay
    Gọi ngay